Lưới dùng trong in lụa có đặc điểm gì?

báo giá lưới in lụa

Mô tả

Lưới dùng trong in lụa có đặc điểm gì?

Lưới là một vật liệu cơ bản cấu thành khuôn in. Có rất nhiều loại lưới in khác nhau, tùy thuộc vào khung in hoặc nhu cầu sử dụng mà người ta sẽ sử dụng những chất liệu lưới phù hợp.

 

Lưới dùng trong in lụa có đặc điểm gì?
Lưới dùng trong in lụa có đặc điểm gì?

1. Chất liệu lưới

Lưới làm từ sợi tơ tằm: Đây là loại sợi từ tơ tằm có độ đàn hồi tốt nhưng độ bền không cao, khi gặp nước sợi nở nhiều. Lưới sợi tơ tằm ít bị sô lệch do các sợi lưới liên kết tương đối chặt. Loại lưới in lụa này chỉ chủ yếu dùng in trên bề mặt sứ.

Lưới làm từ sợi polyamit: Loại này có độ đàn hồi cao dễ căn chỉnh, khuôn chịu được môi trường kiềm, mức độ hút ẩm ít, khi độ ẩm 60% sợi nở 4-5%, không bị mốc, loại lưới này không bền với một số hợp chất hữu cơ và axit vô cơ.
Lưới làm từ sợi polyeste: Loại này có độ bền cơ học cao, ổn định kích thước, bền với một số hợp chất hữu cơ nhưng tính đàn hồi thấp khả năng chịu lực ma sát kém, loại lưới này chủ yếu dùng để in trên vật liệu PVC và PE .
Lưới làm từ sợi kim loại: Loại này chủ yếu là dùng sợi hợp kim đồng có độ bền cơ học cao nhưng độ đàn hồi kém loại lưới này ít đựơc sử dụng.

Độ mịn của lưới in lụa này được xác định theo số sợi/cm và mật độ mắt lưới/cm2. Lưới thô là lưới có mật độ sợi nhỏ, lưới mịn là lưới có mật độ sợi lớn. Chiều rộng của ô lưới phải lớn hơn đường kính sợi lưới từ 1,5 đến 2 lần. Người ta thường dùng hệ số thiết diện của lưới được tính bằng tỷ số giữa độ dầy của sợi lưới trên độ rộng của lỗ lưới là diện tích tương đối của lỗ (S) và bề dày lưới là (e).

Khi dùng loại lưới có số đường lớn thì hệ số thiết diện giảm. Khi in lượng mực chuyển từ khuôn lên tờ in (Vo) bao giờ cũng nhỏ hơn kích thước của lỗ lưới (Vk) do đó hệ số truyền mực k = Vk / Vo bao giờ cũng nhỏ hơn 1. Hệ số này phụ thuộc vào tính chất của lưới in, vật liệu in, tính chất của mực in và chế độ in. Khi số sợi lưới tăng thì hệ số truyền mực k giảm từ 0,6 tới 0,4, chiều dày của lớp mực in từ 80 đến 100mm. Khi in ảnh tầng thứ loại lưới phải có số ô lớn hơn tần số t’ram từ 3,5 đến 4 lần, điều này đảm bảo một điểm t’ram phải nằm trên từ 3 đến 4 lỗ lưới. T’ram in lưới lụa nên dùng từ 50 đến 100 l.p.i.

2. Độ rỗng của lưới

Độ rộng lỗ lưới thường tương ứng với số sợi lưới:
– Lưới có số đường 100/cm có độ rộng mắt lưới là 0,06 mm, đường kính sợi lưới 0,04mm
– Lưới 110 đường/cm có độ rộng mắt lưới là 0,053 mm, đường kính sợi 0,04mm
– Lưới 130 đường/cm có chiều rộng mắt lưới là 0,04mm, đường kính sợi 0,03mm.

3. Độ căng của lưới

Độ căng của lưới: Khi căng lớn lên khuôn thì độ căng của lưới phải đồng đều sao cho các sợi lưới phải song song với nhau, các sợi dọc và ngang phải vuông góc với nhau. Khi in nhiều màu thì độ căng của 4 khuôn in phải bằng nhau.

 

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Lưới dùng trong in lụa có đặc điểm gì?”